Posts

Temporary 3D for Cascade Foundation

 

Visualization DIY dễ sử dụng và hoàn toàn FREE. Phần 1: Vật liệu Sàn Nội Thất

Image
Trong bài viết Visualization trong dự án cải tạo , ta đã thấy Visualization giúp chủ nhà thấy trước được hiệu quả thị giác của các lựa chọn về vật liệu và thiết kế để từ đó đưa ra các quyết định phù hợp. Nó cũng góp phần giúp quá trình trao đổi về ý tưởng và nội dung công việc cải tạo giữa chủ nhà, người thiết kế, và đơn vị thi công được mạch lạc và rõ ràng hơn.  Điều thú vị là, ngày nay,  không cần các công cụ 3D phức tạp,  ta có thể tìm thấy các công cụ visualization từ websites của các công ty cũng cấp sản phẩm - vật liệu. Không có gì mới mẻ cả, bài viết này chỉ giới thiệu và hướng dẫn sử dụng một vài công cụ ổn định, dễ sử dụng và tất nhiên hoàn toàn FREE, thậm chí không cần đăng ký-đăng nhập gì hết. 

Visualization trong dự án cải tạo

Image
Visualization hay diễn họa kiến trúc - nội thất là một công cụ đắc lực để thể hiện ý tưởng thiết kế và thuyết phục chủ đầu tư. Tuy nhiên, công cụ này không chỉ giúp ích trong khâu cuối cùng mà còn đóng góp không nhỏ vào cả quá trình tư duy cũng như giúp kiến trúc sư đưa ra các quyết định nhanh hơn và chính xác hơn trong suốt quá trình thiết kế. 

Các công trình kiến trúc hay ở Calgary - Shane Homes YMCA at Rocky Ridge

Image
    Đây là công trình thú vị mà chắc hẳn rất nhiều bạn đọc đã từng đến chơi và thậm chí còn đang sử dụng thường xuyên. Về mặt quy mô và công nghệ xây dựng, công trình này cũng có rất nhiều điểm đáng tự hào. Shane Homes YMCA

Các công trình kiến trúc hay ở Calgary - Trung tâm Âm nhạc Quốc gia (National Music Centre)

Image
    Khác với Toronto hay Vancouver, "xứ bò" Calgary là thành phố tương đối giản dị. Khách đến chơi nơi đây thường ấn tượng với vẻ đẹp thiên nhiên hơn là những công trình đồ sộ đặc sắc. Tuy nhiên nếu mò mẫm quanh thành phố, bạn cũng sẽ tìm thấy những dấu ấn kiến trúc được thiết kế bởi những kiến trúc sư hàng đầu thế giới. Ngay gần thư viện trung tâm Calgary, có một công trình không hoành tráng bằng nhưng lại vô cùng duyên dáng. Vì giá vào cửa khá đắt (khoảng $20/vé), nếu bạn không phải là người thật yêu kiến trúc hay âm nhạc (hay cả hai), tôi thật không dám khuyên các bạn bỏ tiền mua vé để vào thăm quan công trình này. Tuy nhiên, nếu có dịp tòa nhà mở cửa free, đừng bỏ lỡ cơ hội để trải nghiệm một bố cục không gian rất đặc sắc của tòa nhà

Các công trình kiến trúc hay ở Calgary - Thư viện trung tâm (Central Library)

Image
  Khác với Toronto hay Vancouver, "xứ bò" Calgary là thành phố tương đối giản dị. Khách đến chơi nơi đây thường ấn tượng với vẻ đẹp thiên nhiên hơn là những công trình đồ sộ đặc sắc. Tuy nhiên nếu mò mẫm quanh thành phố, bạn cũng sẽ tìm thấy những dấu ấn kiến trúc được thiết kế bởi những kiến trúc sư hàng đầu thế giới. Nếu là người yêu sách, nơi bạn tìm đến đầu tiên khi thăm một thành phố là thư viện trung tâm. Vancouver có kiệt tác mang phong cách "Colosseum" của kiến trúc sư Moshe Safdie, Toronto có Toronto Reference Library và Fort York Public Library. Calgary cũng có thể tự hào sở hữu một công trình thư viện với kiến trúc rất độc đáo New Central Library

Các công trình kiến trúc hay ở Calgary - Cầu Hòa Bình (Peace Bridge)

Image
Khác với Toronto hay Vancouver, "xứ bò" Calgary là thành phố tương đối giản dị. Khách đến chơi thường ấn tượng với vẻ đẹp thiên nhiên hơn là những công trình đồ sộ đặc sắc. Tuy nhiên nếu mò mẫm quanh thành phố, bạn cũng sẽ tìm thấy những dấu ấn kiến trúc được thiết kế bởi những kiến trúc sư hàng đầu thế giới. Trong số đó, có những công trình mà bạn có thể đã bắt gặp nhiều lần hoặc thậm chí hàng ngày. Bạn đã từng thơ thẩn tản bộ trong công viên Eau Clair, hay chạy bộ dọc đường Memorial, hay đạp xe trong downtown Calgary? Bạn có bao giờ gặp một cây cầu đỏ thẫm vắt ngang sông Bow? Cầu Hòa Bình - Peace Bridge Kiến trúc sư: Santiago Calatrava Địa điểm: Cầu Hòa Bình (Peace Bridge) là cây cầu dành cho người đi bộ và xe đạp, nằm sông Bow ở trung tâm Calgary. Cây cầu được thiết kế bởi kiến trúc sư bậc thầy người Tây Ban Nha, Santiago Calatrava. Cầu Hòa Bình mở cửa sử dụng vào tháng 3 năm 2012, và được xếp vào top 10 công trình kiến trúc của năm và top 10 không gian công cộng của n

Các bản đồ số hóa (interactive map) đáng chú ý của thành phố Calgary (Phần 2)

Image
Trong phần trước, mình đã chia sẻ 5 bản đồ số rất hữu ích cho việc tìm hiểu về quy hoạch, kiến trúc, và bất động sản ở Calgary. Phần này, mình sẽ nói về các bản đồ cung cấp thông tin về cuộc sống và văn hóa của thành phố. Tuy không có nhiều ứng dụng thực tế, nhưng nó khá thú vị với những ai muốn hiểu hơn về thành phố xinh đẹp này. Bạn click chuột vào tên của bản đồ để bắt đầu khám phá nhé.

Các bản đồ số hóa (interactive map) đáng chú ý của thành phố Calgary (Phần 1)

Image
  Mình từ bé đã rất thích xem bản đồ. Cách các thông tin được trình bày tối giản và logic dưới dạng ký hiệu hay màu sắc trên bản đồ rất thú vị. Với sự phát triển của GIS và khóa học quản lý - phân tích dữ liệu, ngày nay các thành phố đều có thư viện các loại bản đồ số thể hiện thông tin của địa phương ở nhiều khía cạnh. Thành phố Calgary cũng vậy, trên website của city (www.calgary.ca), bạn có thể tìm thấy rất nhiều bản đồ thú vị và hữu ích.

Secondary Suite - Development Permit, DP or not DP.

Image
  Để đăng ký Secondary Suite, bước đầu tiên là đăng ký xin Development Permit (gọi tắt là DP). Tuy nhiên, không phải nhà nào cũng cần thực hiện bước này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách kiểm tra một địa chỉ có hay không cần xin DP khi đăng ký Secondary Suite. Bài viết cũng liệt kê yêu cầu đối với một số Land Use District thông dụng.

Legalize an Existing Secondary Suite - Đăng ký hợp pháp hóa căn hộ phụ.

Image
  Nhằm tạo điều kiện cho các chủ nhà đã có sẵn Suite (căn hộ phụ) có thể hợp pháp hóa và nâng cấp căn hộ của mình đáp ứng những yêu cầu tối thiểu các quy định an toàn của Luật xây dựng Alberta, thành phố Calgary có một chương trình riêng gọi là Legalize an Existing Secondary Suite dành cho những Suite xây từ trước ngày 12 tháng 3 năm 2018, chương trình này bắt đầu từ tháng 6 năm 2018 và dự định kết thúc vào ngày 31, tháng 12 năm 2023 (deadline này đã được gia hạn rất nhiều lần và hoàn toàn có thể được gia hạn thêm).

Về Secondary Suite ở Calgary - Secondary Suite là gì?

Image
Từ tháng 3 năm 2018, thành phố Calgary đã có những thay đổi trong chính sách quản lý và phê duyệt Secondary Suite giúp việc đăng ký và hợp pháp hóa loại căn hộ kiểu này dễ dàng và thuận tiện hơn. Vậy Secondary Suite là gì?

Bốn chữ D giữ cho nhà khô ráo.

Image
Nhà xứ tuyết thì đương nhiên sợ cái Lạnh nhất, nhưng thực tế cho thấy, làm hỏng nhà cửa, đáng sợ nhất là cái Ẩm Ướt. Tường nhà bị ngấm nước sẽ là nguyên nhân dẫn đến ẩm, mốc gây hại sức khỏe người sử dụng và nhanh chóng làm hỏng các cấu kiện bằng gỗ trong ngôi nhà.

Design cải tạo mặt bằng Walkout Basement Second Suite

Image
Walkout Basement (tầng hầm nổi 😀) là dạng tầng hầm có ít nhất một mặt nằm trên mặt đất, thường có cửa sổ rộng và cửa đi ra vườn sau nhà. Walkout Basement rất dễ đăng ký second suite.

Design cải tạo mặt bằng main floor (stacked townhouse)

Image
  Stacked townhouse là dạng nhà rất thú vị. Nó là dạng kết hợp của giữa condo (căn hộ) và townhouse. Trong dự án này, chúng ta cùng phân tích mặt bằng chính (main floor) của một căn stacked townhouse.

Design cải tạo mặt bằng căn hộ condo

Image
Tuy nhìn có vẻ khô khan nhưng mặt bằng thường là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự tiện dụng và phù hợp của một không gian sống.

Tên gọi các dụng cụ thông dụng sửa chữa nhà cửa bằng tiếng Anh (Phần 2)

Image
  1. Pry Bar: Thanh nhổ đinh Thông thường búa của bạn có một đầu để nhổ đinh, nhưng nhiều trường hợp nhổ đinh bằng búa khá khó hoặc dễ làm hỏng bề mặt. Do đó các bác thợ thường có thêm thanh Pry Bar chuyên dùng để nhổ đinh khỏi bề mặt hoặc tách các cấu kiện đang bị đóng đinh với nhau. Thanh này cũng hay được dùng để nậy nẹp tường, nẹp cửa. Không hiểu vì sao nhiều bác thợ còn gọi là Glazing Bar. Mà công nhận mấy bác thợ lắp cửa sổ đều phải trang bị mấy thanh này bên người.

Tên gọi các dụng cụ thông dụng sửa chữa nhà cửa bằng tiếng Anh (Phần 1)

Image
  Thời gian đầu mới làm thiết kế ở Vancouver, tôi ngại nhất phải ra công trường trao đổi với đám thợ thuyền. Lý do chính là ngôn ngữ. Thứ nhất là mấy ông thợ giọng đã ồm ồm lại hay đùa tiếng lóng làm mình không theo kịp mà phải cười cười như thằng dở hơi. Hai là mình không nhớ tên tiếng Anh của mấy dụng cụ xây dựng. Do quá quen cách gọi tiếng Việt như Cờ Lê, Mỏ Lết, Kìm Nước,… Ra công trường mấy ông thợ trao đổi cách thi công, nói dùng cái này cái kia mà chả biết là đang nói dụng cụ gì. Cũng may mà các dụng cụ thi công nhà dân dụng cũng không quá nhiều. Sau một vài buổi, tôi cũng nắm được kha khá. Tất nhiên thỉnh thoảng gặp phải mấy bố khú đỉn dùng mấy từ lạ quá thì mình cũng chịu. Có điều buồn cười là phần lớn các ông thợ xây bên Canada thường bị lãng tai. Thế cũng may, có gì nghe không hiểu mình cứ hỏi đi hỏi lại cũng không sao. Mấy bố ý cũng tưởng mình lãng tai, nên cũng không trách. Sau đây là tên tiếng Việt của một số dụng cụ thông dụng mà chủ nhà thường cần để bảo trì một ngôi nh

Đôi chút về “lớp vỏ” của ngôi nhà

Image
  Đối với ngành Building Science ở xứ lạnh, lớp vỏ công trình là mảng được tập trung nghiên cứu nhiều nhất. Ở Calgary và nhiều thành phố ở Canada, khi nói về building science, nhiều người mặc định đó là các công việc liên quan đến lớp vỏ bảo vệ ngôi nhà (tách biệt với các bộ môn như Điện, Thông gió, Kết cấu,…). Với một ngôi nhà, lớp vỏ nói chung bao gồm mái, tường, các cửa sổ, cửa đi, sàn tầng hầm (đối với nhà có tầng hầm),..